Cũng giống như Hosting, VPS là nơi lưu trữ toàn bộ dữ liệu có trên website của bạn.
Vậy nên, việc bạn quyết định sử dụng VPS của nhà cung cấp nào sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và tốc độ truy cập vào website.
Sâu xa hơn thì nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của web/blog sau này !
Một VPS chất lượng thấp sẽ khiến website chập chờn, lúc truy cập được lúc không. Một VPS chất lượng thấp có thể sẽ khiến website của bạn bị hack, ảnh hưởng nghiêm trọng đến SEO (đưa từ khóa lên TOP Google).. thậm chí là bị án phạt rất nặng từ Google !
Vậy nên, nếu bạn thực sự nghiêm túc với các dự án website hiện tại (để kiếm tiền về sau) thì hãy tìm hiểu thật kỹ, chỉ sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp uy tín và hãy sử dụng nó ngay từ đầu !
Khác với Hosting, mỗi VPS sẽ sở hữu một địa chỉ IP riêng và bạn sẽ có toàn quyền quản lý VPS. Việc sử dụng VPS sẽ khó hơn Hosting đôi chút, nhưng bù lại nó có nhiều ưu điểm vượt trội hơn, chịu tải tốt hơn…
Với kinh nghiệm gần 10 năm lựa chọn/sử dụng VPS thì trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn TOP những nhà cung cấp VPS tốt nhất, đáp ứng các tiêu chí như:
Hoạt động ổn định, cấu hình tốt, ít bị downtime, load nhanh và giá thành hợp lý. Bạn có thể chọn cho mình một nhà cung cấp để sử dụng lâu dài nhé.
Nhưng trước khi đi vào phần giới thiệu các VPS tốt nhất thì mình sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn một chút về PVS trước đã.
I. VPS là gì?
VPS (viết tắt của từ Virtual Private Server) là máy chủ ảo.
Cũng giống như Hosting, VPS được đặt trên cùng một máy chủ (server). Tức là nhà cung cấp dịch vụ sẽ sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo ra nhiều VPS trên một hoặc nhiều máy chủ vật lý.
Từ các VPS này thì nhà cung cấp dịch vụ lại tiếp tục chia nhỏ ra làm nhiều Hosting khác nhau.
Đó, hiểu đơn giản vậy thôi ! Như vậy là chúng ta có 3 cấp độ lưu trữ web đó là:
- Server: Dành cho các trang TMĐT, các dịch vụ trực tuyến có lượng người dùng khổng lồ, hoặc là dành cho các công ty/ doanh nghiệp lớn. Nếu thích bạn hoàn toàn có thể thuê máy chủ riêng cho các dịch vụ của bạn, hầu như nhà cung cấp dịch vụ nào cũng có.
- VPS: Dành cho các trang web có lượng truy cập nhỏ và vừa, mức độ chịu tải tốt (tất nhiên là không bằng server). Đối với người dùng cá nhân thì dùng VPS hợp lý rồi.
- Hosting: Dành cho website nhỏ, những người muốn quản lý web một cách dễ dàng. Mức độ chịu tải không bằng VPS <tất nhiên đó là khi so sánh với cùng mức giá>!
II. Tiêu chí của một VPS tốt nhất là gì?
Đa số là các yếu tố liên quan đến cấu hình, giống như khi bạn chọn mua một chiếc máy tính vậy. Cụ thể là khi mua VPS bạn hãy để ý đến các thông số như:
- CPU Core: Lõi xử lý của CPU, thông số này càng lớn càng tốt, số lõi càng nhiều thì tốc độ xử lý của VPS càng nhanh.
- RAM (bộ nhớ tạm/bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên), liên quan rất nhiều đến tốc độ xử lý. Nên thông số này càng cao càng tốt nha các bạn !
- DISK: Có 2 loại HDD và SSD, đa số các nhà cung cấp bây giờ họ đều dùng ổ SSD hết rồi, vì ổ SSD cho tốc độ nhanh gấp nhiều lần so với HDD. Về dung lượng thì tùy theo nhu cầu và dự định của bạn, nhưng với VPS thì dung lượng lưu trữ đã số là thừa đối với phần đa người dùng.
- Bandwidth/Transfer (Băng thông): Băng thông là lượng dữ liệu mà bạn được phép truyền đi. Sử dụng VPS thì khỏi cần quan tâm đến băng thông đa số đều 1 vài TB (trừ khi bạn làm các site ảnh, truyện tranh có lượng truy cập lớn). Mặc dù website mình đã có lúc đạt được 100.000 người/ ngày nhưng băng thông chưa bao giờ là vấn đề cả 😀
- IP: Số lượng IP được cấp.
Khi mua VPS thì có thể bạn sẽ bắt gặp 2 thuật ngữ đó là Managed VPS hay Unmanaged VPS. Managed VPS sẽ luôn có giá đắt hơn Unmanaged VPS vì nó đi kèm dịch vụ quản trị bao gồm cài đặt, tư vấn hỗ trợ, tối ưu, bảo mật… còn Unmanaged VPS thì không.
III. Nên mua VPS ở đâu?
Sẽ không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi này, bởi nó còn phụ thuộc vào thị trường mà bạn nhắm đến. Nhưng bên dưới là những nhà cung cấp rất VPS uy tín và chất lượng mà mình muốn giới thiệu đến các bạn.
Đây đều là những nhà cung cấp VPS mà mình đã sử dụng qua, hoặc đang sử dụng. Ngoài ra, mình cũng tham khảo thêm một vài dịch vụ được anh em webmaster đánh giá cao để các bạn tham khảo thêm.
#1. VPS tốt nhất ở Việt Nam
Các nhà cung cấp VPS tốt nhất ở Việt Nam thực sự chưa nhiều, rất nhiều đơn vị đã dích phốt mất dữ liệu của khách hàng và sử dụng chập chập chờn…
1.1. Azdigi VPS
Như trong bài viết cách sử dụng VPS của AZDIGI mình đã chia sẻ, nếu là 7, 8 năm về trước (tầm năm 2015) thì lời khuyên chân thành của mình là tránh xa các dịch vụ của Việt Nam ra, nói có thể hơi phũ nhưng đó là sự thật.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì đã có một vài dịch vụ trong nước đạt chất lượng rồi. Ví dụ như AZDIGI chẳng hạn !
Cá nhân mình đã sử dụng VPS của AZDIGI từ năm 2018 và hiện tại thì mình vẫn đang dùng cho trang web chính của mình (blogchiasekienthuc.com). Vậy nên, mình tự tin giới thiệu đến các bạn cùng sử dụng.
- Trang chủ: https://azdigi.com/
- Máy chủ: Việt Nam – rất phù hợp với những web/blog hướng tới độc giả trong nước. Tốc độ truy cập nhanh, không lo đứt cáp biển !
ƯU ĐIỂM
+) Ưu điểm nổi bật của AZDIGI là nhanh, ổn định, tỷ lệ downtime thấp, phù hợp với các web/blog hướng tới độc giả trong nước. Hỗ trợ tính năng tự động backup Full VPS, tức là bạn có thể khôi phục lại toàn bộ VPS về thời điểm tạo file backup.
+) Một ưu điểm nữa của VPS AZDIGI đó là bạn sẽ được tặng một kho themes và plugin bản quyền cực kỳ chất lượng, bạn sẽ không tốn thêm tiền mua bản quyền, tiết kiệm rất nhiều chi phí.
+) Mình đánh giá cao khả năng hỗ trợ 24/7/365 của AZDIGI, nếu có bất cứ vấn đề gì, bạn hãy gọi điện trực tiếp hoặc mở ticket để nhờ trợ giúp. Ngoài ra thì AZDIGI cũng có chính sách hoàn lại 100% số tiền trong 10 ngày đầu nếu bạn không hài lòng với dịch vụ.
NHƯỢC ĐIỂM
Chưa hỗ trợ thanh toán theo giờ, so với VPS cùng cấu hình thì mức giá đắt hơn các nhà cung cấp nước ngoài.
Truy cập vào trang săn mã giảm giá của AZDIGI
Hiện tại thì AZDIGI cung cấp cho người dùng 4 gói VPS, phù hợp với mọi nhu cầu từ cơ bản đến nâng cao. Cụ thể là:
- Turbo Cloud Server VPS (được xây dựng dựa trên nền tảng điện toán đám mây ảo hoá KVM): Giá giao động từ 180.000đ – 2.200.000đ/tháng. Phù hợp với hầu hết mọi loại website hiện nay, mình cũng đang sử dụng loại VPS này.
- SSD Pro VPS (Máy chủ ảo riêng, mức giá rẻ nhất): Giá giao động từ 99.000đ – 799.000đ/tháng.
- SSD KVM VPS (Dịch vụ máy chủ ảo KVM giá rẻ): Giá giao động từ 199.000đ – 504.000đ/tháng.
- Platinum VPS (VPS mạnh mẽ nhất với CPU Xeon Platinum). Đây là loại VPS mạnh nhất của AZDIGI với mức giá giao động từ 250.000đ – 6.900.000đ/tháng
Về cách mua VPS của AZDIGI thì mình đã hướng dẫn rồi, và mình cũng đã hướng dẫn rất chi tiết cách cài đặt VPS bằng LarVPS nữa. Bạn có thể đọc lại để hiểu hơn nhé !
Ngoài ra, nếu bạn muốn thì có thể gửi ticket đến phòng kỹ thuật để nhờ họ cài đặt và chuyển website của bạn từ nơi khác về VPS của AZDIGI (miễn phí 100%). Tất nhiên, họ chỉ cài đặt cho bạn thời gian đầu thôi, còn việc quản lý về sau sẽ do làm.
1.2. Vietnix VPS
Vietnix cũng là một nhà cung cấp VPS rất chất lượng ở Việt Nam, khá là tương đồng với AZDIGI. Về ưu điểm và nhược điểm cũng rất giống nhau nên mình sẽ không nhắc lại nữa ha.
Có một ưu điểm khác của Vietnix là giá thành VPS rẻ hơn một chút so với AZDIGI.
Về gói quà tặng thì ngoài kho theme và plugins bản quyền ra (trị giá 750$/năm), Vietnix cũng tặng thêm bản quyền Directadmin chính hãng (trình quản lý File có giao diện đồ họa trực quan giúp quản lý và vận hành website bằng bảng điều khiển/Control Panel).
Hiện tại thì VIETNIX cung cấp cho người dùng 4 gói VPS cơ bản như sau:
- VPS Giá Rẻ: Mức giá giao động trong khoảng 89.000đ – 522.000đ/tháng
- VPS Phổ Thông: Mức giá giao động trong khoảng 130.500đ – 1.759.500đ/tháng
- VPS Cao Cấp: Mức giá giao động trong khoảng 190.000đ – 3.160.000đ /tháng
- VPS GPU: Mức giá giao động trong khoảng 408.000đ – 3.504.000đ. Đây là một gói VPS đặc biệt có hỗ trợ card màn hình (VGA). Nó được tối ưu để chạy các app giả lập, chơi game, dùng tool MMO (kiếm tiền online)…
#2. VPS nước ngoài chất lượng nhất
Với các VPS nước ngoài thì các bạn nên chuẩn bị 1 tài khoản Paypal hoặc thẻ Visa/MasterCard để thanh toán trực tuyến (thanh toán nước ngoài).
Bạn có thể tham khảo thẻ VIB Online Plus (của ngân hàng Quốc tế VIB) hoặc VPBank, làm thẻ online 100%, bạn không cần phải ra ngân hàng, sau khi làm xong thẻ sẽ được gửi về tận nơi cho bạn.
2.1. Digital Ocean
Digital Ocean (DO) là một trong những “ông trùm” về VPS trên thế giới. Mình đã sử dụng dịch vụ này thừ năm 2014, và bản thân trang web bạn đang đọc đây cũng đang được chạy trên VPS của nhà cung cấp này.
- Trang web: https://www.digitalocean.com/
- Server: DigitalOcean hiện có 14 trung tâm dữ liệu đặt ở 8 khu vực.
- Gói VPS có giá thấp nhất của DO là 4$ (RAM 512 MB / 1 CPU 10 GB, ổ cứng SSD Disk, 500 GB băng thông)
Cụ thể là NYC1 (New York, Hoa Kỳ), NYC2 (New York, Hoa Kỳ), NYC3 (New York, Hoa Kỳ), AMS2 (Amsterdam, Hà Lan), AMS3 (Amsterdam, Hà Lan), SFO1 (San Francisco, Hoa Kỳ), SFO2 (San Francisco, Hoa Kỳ), SFO2 (San Francisco, Hoa Kỳ), SGP1 (Singapore), LON1 (London, Vương Quốc Anh), FRA1 (Frankfurt, Đức), TOR1 (Toronto Canada), BLR1 (Bangalore, Ấn Độ)..
ƯU ĐIỂM
+) Một vài ưu điểm nổi bật so với các nhà cung cấp VPS trong nước đó là tính tiền theo giờ. Ví dụ như bạn mua gói VPS 10$, bạn sử dụng trong 2 ngày thì DO chỉ trừ tiền 2 ngày sử dụng của bạn thôi, còn khi bạn OFF VPS rồi (xóa VPS) thì số tiền còn lại vẫn còn trong tài khoản.
Với đặc điểm tính tiền theo giờ như thế này thì bạn có thể vô tư tạo ra nhiều VPS với số tiền 10$ đó, rất phù hợp để test VPS.
VPS trong nước thì khác, bạn phải mua theo tháng, tiền sẽ bị trừ luôn. Dùng hay không dùng thì bạn vẫn mất từng đó tiền !
+) Ưu điểm nữa của DO là giao diện tạo và quản lý VPS rất trực quan, bạn có thể nâng cấp lên gói cao cấp hơn vô cùng đơn giản mà không cần phải cài lại VPS.
+) DO hỗ trợ tính năng tạo Snapshot để sao lưu toàn bộ VPS (phí lưu trữ là 0.06$/GB/tháng – siêu rẻ).
+) Một ưu điểm tuyệt vời nữa của DO là cộng đồng người sử dụng dịch vụ này rất lớn, vậy nên những vấn đề bạn gặp phải sẽ được giải quyết nhanh hơn.
NHƯỢC ĐIỂM
+) Một nhược điểm chung của VPS nước ngoài đó là khi cáp quảng biển Việt Nam bị đứt thì tốc độ truy cập web sẽ bị ảnh hưởng, mặc dù có server ở Singapore nhưng ít nhiều gì thì vẫn bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, với việc Việt Nam đang mở thêm một tuyến cáp quang biển mới (cụ thể là tuyến ADC của Viettel) thì nhược điểm này có lẽ sẽ sớm được cải thiện.
+) Một nhược điểm nữa của các dịch vụ nước ngoài là phải sử dụng tài khoản Paypal hoặc thẻ Visa/MasterCard để thanh toán.
Đối với mình thì nó chẳng phải nhược điểm gì, mà nó lại là ưu điểm vì thanh toán rất nhanh. Nhưng với những người mới bắt đầu thì có thể chưa có sẵn loại thẻ này 🙂
Lưu ý: Mỗi bạn chỉ tạo 1 tài khoản với đường link bên trên thôi nhé, việc tạo nhiều tài khoản để nhận ưu đãi có thể sẽ bị khóa toàn bộ tài khoản vĩnh viễn.
2.2. Vultr
Vâng, “ông trùm” VPS hiện nay được rất nhiều anh em webmaster sử dụng đó chính là Vultr. Đây cũng là nhà cung cấp VPS được đánh giá là tốt nhất thế giới hiện nay !
Mô hình hoạt động của Vultr khá giống với Digital Ocean nhưng nó to hơn khá nhiều về quy mô.
- Trang web: https://www.vultr.com/
- Server: Vultr đặt trung tâm dữ liệu ở 27 khu vực/ thành phố trên toàn thế giới.
- Gói VPS có giá thấp nhất của Vultr là 2.5$ (RAM 512 MB / 1 CPU 10 GB, ổ cứng SSD Disk, 500 GB băng thông)
Châu Á thì có: Singapore, Tokyo (Nhật), Seoul (Hàn), Mumbai, Delhi NCR, Bangalore (Ấn độ).
Châu Âu có: Madrid (Tây ban nha), Amsterdam (Hà Lan), London (Anh), Paris (Pháp), Warsaw (Ba lan), Frankfurt (Đức), Stockholm (Thụy Điển)
Châu Úc: Sydney, Melbourne.
Nam Mỹ: Sao Paulo (Brazil)
Khu vực Bắc Mỹ: TP. Mexico (Mexico), Miami, Chicago, Dallas, Seattle, Los Angeles, Honolulu, New Jersey, Atlanta, Silicon Vallay (Hoa Kỳ), Toronto (Canada)
Bạn hướng tới thị trường nào thì chọn VPS có server đặt gần vị trí đó, ví dụ bạn hướng tới thị trường trong nước thì bạn hãy chọn các Server ở Châu Á (Singapore, HồngKông..)
Về những ưu và nhược điểm của Vultr thì giống với nhà cung cấp Digital Ocean bên trên, nhưng nói về cộng đồng sử dụng thì Vultr nhỉnh hơn khá nhiều so với Digital Ocean.
Vultr cũng tính tiền theo giờ, cũng hỗ trợ Snapshot tạo backup (phí lưu trữ là 0.05$/GB/tháng – siêu rẻ), tỷ lệ downtime rất rất thấp, VPS của mình hoạt động mấy năm liền mà chưa bị off phát nào 😀
Mình cũng đã sử dụng Vultr được một thời gian khá dài, và một vài dự án hiện tại của mình cũng đang chạy trên VPS của nhà cung cấp này.
Lưu ý: Mỗi bạn chỉ tạo 1 tài khoản với đường link bên trên thôi nhé, việc tạo nhiều tài khoản để nhận ưu đãi có thể sẽ bị khóa toàn bộ tài khoản vĩnh viễn.
2.3. Linode
Linode được phát triển từ năm 2003 và đã được Akamai mua lại vào năm 2021 vừa rồi với mức giá 900 triệu đô-la.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, Linode vẫn đang là một trong số những nhà cung cấp VPS chất lượng nhất trên thế giới, được rất nhiều anh em webmaster tin dùng.
Dành cho bạn nào chưa biết thì Akamai là công ty phát minh ra CDN và là một trong những công ty được thành lập sớm nhất, kể từ khi có Internet.
Ưu điểm nổi bật nhất của VPS (Cloud Server) ở Linode đó là chất lượng rất ổn định, có cả máy chủ đặt ở Singapore và Japan nên tốc độ về Việt Nam là tương đối nhanh. Hơn nữa, khâu support của Linode cũng rất nhiệt tình..
Linode hiện đang đặt máy chủ ở 11 thành phố lớn trên thế giới. Cụ thể là:
- Atlanta (Mỹ)
- Dallas (Mỹ)
- Frankfurt (Đức)
- Fremont (Mỹ)
- London (Anh)
- Mumbai (India)
- Newark (Mỹ)
- Singapore
- Sydney (AUSTRALIA)
- Tokyo (Nhật Bản)
- Toronto (Canada)
Cloud Server của Linode rất đa dạng, mình nghĩ là sẽ phù hợp với nhu cầu của phần lớn anh em quen dùng VPS.
- Shared Compute: Thích hợp làm web server…
- Dedicated CPU: Tối ưu tài nguyên CPU, sử dụng lựa chọn này để phục vụ những tác vụ nặng cần khả năng tính toán, hoặc dùng cho website lớn…
- High Memory Compute: Tối ưu dung lượng RAM, rất phù hợp với các tác vụ như Database, Caching…
Một vài lưu ý:
- Sau khi đăng ký xong, nếu tài khoản của bạn bị block thì hãy liên hệ support để được hỗ trợ.
- 100$ mà Linode tặng bạn sẽ bị giới hạn trong 60 ngày sử dụng, chủ yếu là để bạn trải nghiệm dịch vụ trước khi mua.
- Về phương thức thanh toán thì bạn cần phải có thẻ Visa/Master để verify tài khoản, sau khi đăng ký xong dùng được tài khoản PayPal để thanh toán dịch vụ.
IV. Lời Kết
Vâng, như vậy là mình vừa chia sẻ đến các bạn TOP những nhà cung cấp VPS chất lượng nhất rồi nhé. Đây đều là những nhà cung cấp VPS tốt nhất đã được khẳng định bởi cộng đồng webmaster.
Hi vọng là những thông tin trong bài hướng dẫn này sẽ hữu ích với bạn, sau khi đã có VPS rồi thì bạn có thể tham khảo bài viết hướng dẫn cài đặt VPS mà mình đã chia sẻ trước đó nhé. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm hiểu về toàn bộ quy trình làm web thì đây, bài viết này là dành cho bạn !
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thì bạn hãy comment phía dưới bài viết này, mình sẽ hỗ trợ trong khả năng mà mình biết. Thân !
Kiên Nguyễn – https://cachtao.blog