Digital Ocean (DO) là một trong những nhà cung cấp VPS chất lượng hàng đầu thế giới.

Ưu điểm và nhược điểm của VPS Digital Ocean thì mình đã có chia sẻ với các bạn trong bài viết TOP VPS chất lượng nhất rồi (bạn có thể đọc lại để hiểu hơn về nhà cung cấp này). Vậy nên trong bài viết này mình sẽ không đề cập lại nữa nhé.

Mà thay vào đó, mình sẽ vào việc luôn ^^!

#1. Hướng dẫn mua VPS Digital Ocean

Cũng giống như nhà cung cấp Vultr, Digital Ocean là một dịch vụ của nước ngoài. Vậy nên, nếu muốn sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp này thì bạn sẽ phải có tài khoản Paypal hoặc thẻ Visa/MasterCard để thanh toán quốc tế nhé.

Bạn có thể tham khảo thẻ VIB Online Plus (của ngân hàng Quốc tế VIB) hoặc VPBank, làm thẻ online 100%, bạn không cần phải ra ngân hàng, sau khi làm xong thẻ sẽ được gửi về tận nơi cho bạn.

Bước 1. Sau khi đã có thẻ thanh toán quốc tế rồi thì bạn hãy truy cập vào trang chủ https://www.digitalocean.com/ => sau đó tiến hành đăng ký tài khoản như bình thường.

Bạn có thể sử dụng tài khoản Gmail hoặc GitHub để đăng nhập luôn cho tiện. Hoặc bấm vào nút Sign Up, rồi nhập địa chỉ Email, mật khẩu mà bạn muốn tạo..

cach-mua-vps-digital-ocean (1)

Bước 2. Lúc này Digital Ocean sẽ gửi một đường link kích hoạt qua tài khoản Email mà bạn dùng để đăng ký. Bạn hãy mở Email đó ra để bấm vào liên kết.

Trong trường hợp bạn không nhận được Email thì quay trở lại đây, bấm vào nút Resend verification email để gửi lại.

cach-mua-vps-digital-ocean (2)

Đây là nội dung Email mà DO gửi cho bạn, bạn nhấn vào đường link mà DO gửi cho bạn thôi !

cach-mua-vps-digital-ocean (3)

Bước 3. Bạn chọn hình thức thanh toán, có 2 hình thức là thanh toán bằng Paypal hoặc thanh toán bằng thẻ Visa/MasterCard.

+) Hình thức thanh toán qua Paypal

Bạn chọn Connect Paypal như hình bên dưới.

cach-mua-vps-digital-ocean (4)

Chọn số tiền mà bạn muốn nạp vào, chọn 5$, 10$ hoặc 20$ tùy ý bạn. Digital Ocean tính tiền theo giờ sử dụng nên bạn sử dụng đủ số giờ thì mới bị trừ tiền.

Có nghĩa là sau khi tạo xong VPS, nhưng sau 1, 2 hôm bạn không cần dùng đến nó nữa, bạn xóa VPS đi thì tiền vẫn còn nguyên trong tài khoản của Digital Ocean, chỉ bị trừ đi số giờ mà bạn đã sử dụng mà thôi. Rất thích khoản này 🙂

cach-mua-vps-digital-ocean (5)

Cuối cùng, bạn sẽ được chuyển đến cửa sổ đăng nhập tài khoản Paypal, bạn hãy đăng nhập vào và chọn chuyển tiền là xong thôi. Hình thức thanh toán Paypal rất tiện lợi, đó cũng chính là lý do mà mình luôn khuyên các bạn nên tạo tài khoản Paypal.

+) Hình thức thanh toán qua thẻ Visa/MasterCard

Với hình thức này thì bạn sẽ phải nhập nhiều thôn tin hơn, cụ thể là bạn hãy nhập thông tin thẻ Visa/MasterCard của bạn vào.

  • Card number: Nhập số thẻ, tháng-năm hết hạn của thẻ (Exprired Day) và số bảo mật CVV (3 số cuối ở mặt sau của thẻ).
  • Cardholder name: Nhập tên in trên thẻ.
  • Country: Nhập quốc gia
  • Address Line 1: Nhập địa chỉ nơi bạn ở.
  • City: Thành phố
  • State/Province/Region: Tỉnh, vùng..
  • Zip/Postal code: Mã bưu chính, ví dụ mình ở Hà Nội thì là 100000 (xem danh sách mã bưu chính các tỉnh thành)

=> Sau khi thiết lập xong thì bấm Save Payment method để lưu lại.

cach-mua-vps-digital-ocean (6) cach-mua-vps-digital-ocean (7)

#2. Cách tạo VPS Digital Ocean

Giao diện sử dụng của Digital Ocean cũng rất đơn giản và dễ sử dụng.

Bước 4. Để tạo VPS thì bạn chỉ cần bấm vào New Project, hoặc nhấn Create => rồi chọn Droplets.

cach-tao-vps-digital-ocean (1)

Bước 5. Chọn gói VPS phù hợp và chọn hệ điều hành, server cho VPS.

Mỗi script cài đặt VPS sẽ hỗ trợ tốt cho một vài loại hệ điều hành khác nhau. Trên blog thì mình chỉ hướng dẫn cho các bạn sử dụng LarVPS để cài đặt cho VPS, vậy nên hệ điều hành tốt nhất mà LarVPS hỗ trợ là: Almalinux 8 /Rocky 8/ Ubuntu 20.4

Trước đây mình hay dùng CentOS nhưng do CentOS giờ không còn được hỗ trợ bởi Red Hat nữa, vậy nên cộng đồng những nhà phát triển đã phân bản mới nhất của CentOS thành nhiều nhánh khác nhau để tiếp tục hỗ trợ và nâng cấp lâu dài, có thể kể đến Alma Linux (8), Rocky Linux (8)..

Cụ thể thì bạn thiết lập như sau:

  • Choose an image: Bạn chọn Almalinux 8 hoặc Rocky 8 hoặc Ubuntu 20.4
  • Choose a plan: Chọn gói VPS phù hợp, nếu xác định sử dụng lâu dài thì bạn có thể chọn gói 12$/ tháng dùng cho thỏa mái. Còn không thì dùng gói 6$ cũng rất là ổn trong thời gian đầu rồi.
  • Add block storage: Chọn Server cho VPS, kinh nghiệm là chọn Server gần với thị trường bạn nhắm đến. Mình nhắm đến Việt Nam nên mình sẽ chọn server là Singapore.
  • VPC Netword (Virtual Private Cloud): Chọn vị trí đặt server (nếu có nhiều server ở một quốc gia)
  • Select additionnal options: Bạn tiết lập mật khẩu đăng nhập vào VPS (xem hình bên dưới, ghi nhớ mật khẩu này để lát chúng ta đăng nhập vào VPS nhé các bạn). Còn phần đăng nhập bằng SSH key mình sẽ hướng dẫn trong một bài viết khác.
  • Finalize and create: Nhập hostname cho VPS, nhập gì cũng được, tốt nhất là không dấu và không dấu cách, không ký tự đặc biệt)
  • Add backup: Nếu bạn muốn sử dụng tính năng backup tự động của DO thì tích vào lựa chọn Enable backup (phí là 2.4$/tháng)

=> Sau đó bấm chọn Create Droplet để bắt đầu tạo VPS. Bạn có thể thiết lập tương tự như hình bên dưới…

cach-tao-vps-digital-ocean (2)

Bước 6. Quá trình khởi tạo sẽ khá là lâu đấy, chắc phải từ 10 – 30 phút. Vậy nên bạn cứ đợi cho nó chạy xong thôi !

cach-tao-vps-digital-ocean (3)

Sau khi tạo xong thì bạn hãy mở Droplet (VPS) mà bạn vừa tạo ra, bạn sẽ thấy địa chỉ IPv4 của bạn. Như vậy là chúng ta đã có đầy đủ thông tin để đăng nhập vào VPS rồi. Bao gồm:

  • Địa chỉ IP: 128.199.107.234
  • Mật khẩu mà bạn đã tạo ở bước trên (nếu quên mật khẩu thì bạn đọc phần kinh nghiệm sử dụng bên dưới để biết cách Reset mật khẩu VPS Digital Ocean nhé.
  • Username: root
  • Port: Mặc định là 22

cach-tao-vps-digital-ocean (4)

Bước 7. Tiến hành đăng nhập vào VPS bằng Bitvise thôi !

cach-tao-vps-digital-ocean (5)
cach-tao-vps-digital-ocean (6)

#3. Cách cài đặt VPS Digital Ocean để chạy web

Tất nhiên mình sẽ không hướng dẫn lại nữa, vì bài viết trước mình đã hướng dẫn rất chi tiết rồi.

Bạn có thể xem lại bài viết đó tại đây (hướng dẫn rất chi tiết trên bản LarVPS 0.8xx). Bạn có thể tham khảo 1 vài bước, 1 vài hình ảnh về phiên bản LarVPS 1.xx tại đây !

cach-tao-vps-digital-ocean (7)

#4. Chia sẻ một vài mẹo hữu ích khi sử dụng VPS của Digital Ocean

Để quản lý toàn bộ Droplets/VPS (nếu bạn tạo nhiều) thì bạn hãy vào tab Droplets => chọn VPS mà bạn muốn quản lý => chọn các tính năng tương ứng trong phần More. Hoặc là bạn click vào tên của VPS để vào phần quản lý chi tiết.

chia-se-meo-su-dung-vps-digital-ocean (3)

Đây là phần quản lý chi tiết của VPS Digital Ocean, tại đây bạn có thể:

  • Biết được địa chỉ IP
  • Reset mật khẩu VPS trong phần Access
  • Power: Bạn có thể bật hoặc tắt VPS trong đây. Tuy nhiên, bạn nên tắt VPS bằng lệnh sẽ nhanh hơn là ít gây lỗi hơn.
  • Resize: Giúp bạn nâng cấp gói VPS hiện tại lên gói cao hơn.
  • Backup: Bạn có thể vào đây để bật/tắt tính năng tự động backup.
  • Snapshot: Tạo file backup chủ động, file snapshot này sẽ lưu lại toàn bộ server. Chính vì thế, khi bị lỗi bạn chỉ cần khôi phục lại file snapshot này là VPS sẽ trở về trạng thái như lúc tạo snapshot. Bạn nên tạo snapshot ngay sau khi website đi vào hoạt động ổn định.

Đó là những tính năng hay mà bạn nên biết, còn những tính năng khác bạn từ từ tìm hiểu thêm.

chia-se-meo-su-dung-vps-digital-ocean (4)

Hoặc bạn cũng có thể vào đây để kích hoạt tính năng tự động backup.

chia-se-meo-su-dung-vps-digital-ocean (1)

Tính năng tạo Snapshots vô cùng hữu ích.

chia-se-meo-su-dung-vps-digital-ocean (2)

#5. Lời Kết

Qua bài viết này thì mình tin là bạn sẽ tự mua được VPS Digital Ocean, tự cài đặt được VPS Digital Ocean… và tự làm được nhiều thứ nữa với VPS của nhà cung cấp này.

Hi vọng là những chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn, đừng quên ghé thăm cachtao[chấm]blog để xem thêm nhiều thủ thuật hữu ích về WordPress nữa nhé. Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – https://cachtao.blog

5/5 - (đã có 1 đánh giá)

Give a Comment