Trong bài viết TOP các nhà cung cấp VPS tốt nhất hiện nay mình đã có giới thiệu với các bạn cơ bản về Vultr rồi.

Vậy nên trong bài viết này mình sẽ không nói lại quá nhiều về nhà cung cấp này nữa. Mình chỉ có thể khẳng định Vultr là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server nổi tiếng thế giới  hiện nay.

Và cũng một phần vì bài viết này khá là dài, nên mình sẽ đi ngay vào nội dung chính nhé !

#1. Hướng dẫn đăng ký tài khoản VPS Vultr

Đây là một dịch vụ của nước ngoài nên bạn phải có tài khoản Paypal hoặc thẻ Visa/MasterCard để thanh toán quốc tế nhé.

Bạn có thể tham khảo thẻ VIB Online Plus (của ngân hàng Quốc tế VIB) hoặc VPBank, làm thẻ online 100%, bạn không cần phải ra ngân hàng, sau khi làm xong thẻ sẽ được gửi về tận nơi cho bạn.

Nếu như bạn đã có tài khoản thanh toán rồi thì bắt tay vào việc mua VPS trên Vultr ngay thôi nào !

Bước 1. Bạn truy cập vào trang chủ của Vultr tại đây: https://www.vultr.com/ => sau đó nhập địa chỉ Email và mật khẩu bạn muốn tạo => rồi nhấn Create account.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (1)

Bước 2. Có rất nhiều hình thức thanh toán, ví dụ như Credit Card, Paypal, Crypto, AlipayWire Tranfer. Bạn có thể thêm cả 2 hình thức thanh toán vào, ví dụ vừa Paypal vừa Credit Card (thẻ Visa/MasterCard) chẳng hạn.

+) Hình thức Credit Card thì bạn hãy nhập đầy đủ thông tin của thẻ vào => rồi bấm vào nút Link Credit Card.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (2)

+) Với hình thức thanh toán Paypal thì bạn chuyển sang tab Paypal => chọn số tiền bạn muốn nạp vào tài khoản Vultr => rồi chọn Pay with Paypal.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (3)

Đấy, quá trình đăng ký tài khoản Vultr rất nhanh gọn vậy thôi, chỉ cần thêm tài khoản thanh toán vào là xong 🙂

#2. Hướng dẫn cách mua VPS Vultr

Bên dưới là giao diện quản lý của Vultr, các bạn có thể thấy, rất đơn giản và trực quan.

Bước 3. Để bắt đầu chọn gói VPS phù hợp với nhu cầu sử dụng thì bạn hãy nhấn vào nút Deploy Server hoặc nhấn vào dấu + => và chọn Deploy New Server.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (4)

Bước 4. Bạn chọn như sau, phần đa là sẽ chọn như hướng dẫn, còn tất nhiên, nếu như bạn có nhu cầu cao hơn (dùng cho hệ thông lớn, website có lượng truy cập hàng trăm ngàn/ngày) thì sử dụng các tùy chọn khác cao cấp hơn.

+) Choose Server: Bạn chọn là Cloud Compute (Shared vCPU), đây là loại máy chủ ảo phổ thông, mức giá rẻ nhất là từ $2.5/ tháng.

Chúng ta có thêm các tùy chọn như Optimized Cloud Compute (máy chủ chuyên dụng), Cloud GPU (máy chủ chuyên dụng để xử lý đồ họa) và Bare Meter Sever (máy chủ vậy lý riêng).

+) CPU & Storage Technology: Bước này chúng ta sẽ chọn loại CPU và công nghệ ổ cứng lưu trữ, ở đây mình sẽ chọn là High Performance để có được hiệu năng cao.

+) Server Location: Bước này là chọn vị trí đặt Server. Tùy vào thị trường bạn nhắm đến mà chọn cho phù hợp, ví dụ bạn hướng đến thị trường Việt Nam thì chọn các Server như Singapore, Tokyo, Seoul. Ở đây mình sẽ chọn Singapore.

+) Server Image: Chọn hệ điều hành sẽ cài trên VPS, tùy thuộc vào việc bạn sử dụng script nào để cài VPS, mình thường dùng LarVPS nên lựa chọn tốt nhất là AlmaLinux, Rocky, Ubuntu.

Với LarVPS thì ở thời điểm hiện tại thì bạn nên chọn là Almalinux 8 /Rocky 8/ Ubuntu 20.4. Đơn giản là vì LarVPS đang hoạt động tốt với các phiên bản này.

+) Server Size: Chọn gói VPS phù hợp, ở đây mình sẽ chọn gói VPS 6$, gói này rất phù hợp với những website mới trong giai đoạn đầu, thừ sức cân được 5 – 7.000 lượt truy cập/ngày.

NOTE: Gói $2.5/ tháng chỉ có ở một số location, ví dụ như New York, Atlanta. Hơn nữa, gói 2,5$ này không có địa chỉ IPv4. chỉ có IPv6 nên nếu bạn không có kinh nghiệm thì đừng nên chọn, rất khó cài đặt.

+) Add Auto Backup: Nếu bạn muốn sử dụng tính năng tự động backup dữ liệu của Vultr thì ON lên, giá tiền bên cạnh. Mình làm demo nên sẽ OFF đi.

+) Additional Features: Phần này mình sẽ OFF hết đi.

  • Enable IPv6: Mặc định thì IPv6 sẽ được kích hoạt, bạn có thể tắt nó đi vì thực tế là chúng ta cũng không dùng tới, vì việc cấu hình khá khó.
  • No Public IPv4 Address: Nếu bạn kích hoạt IPv6 ở trên thì sẽ có thêm tùy chọn này.
  • Enable DDos Protection: Đây là tính năng chống tấn công DDos, phí hàng tháng là 10$.
  • Enable Cloud-Init Data: Tính năng này mình chưa dùng bao giờ >.<
  • Enable Virtual Private Clouds: Tính năng này cũng bỏ qua nốt.

+) SSH Keys: Đăng nhập an toàn, mình sẽ có chia sẻ về cách làm sau vì chưa thực sự cần thiết, tạm thời bạn bỏ qua phần này.

+) Server Hostnames & Label: Nhập tên trang web của bạn vào, ví dụ như của mình là cachtaoblog (viết liền, không dấu, không dấu cách và không ký tự đặc biệt).

=> Cuối cùng nhấn Deploy Now và chờ đợi. Bạn có thể thiết lập tương tự như hình bên dưới:

huong-dan-mua-VPS-Vultr (5)

Bước 5. Như của mình chắc mất tầm 7 – 10 phút.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (7)

Sau khi quá trình chạy hoàn tất thì bạn đã có đầy đủ các thông tin để đăng nhập vào VPS rồi. Bạn có thể nhấn vào nút Running để chúng ta mở phần quản lý VPS lên.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (8)

Các thông tin để đăng nhập vào VPS là:

  • IP Address
  • Username
  • Password

huong-dan-mua-VPS-Vultr (10)

=> Bây giờ bạn hãy login vào VPS bằng những thông tin này để bắt đầu cài đặt VPS thôi.

cai-dat-vps-vultr (2)

Những thông tin cơ bản về VPS cũng được gửi qua Email mà bạn đăng ký.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (9)

Một vài tab quan trọng trong phần quản lý VPS của Vultr

Hiển thị

+) Tab Settings, chứa nhiều cài đặt quan trọng.

cai-dat-vps-vultr (1)

+) Tab Snapshots này cũng rất quan trọng nếu như bạn không sử dụng tính năng Auto Backup. Sau khi cài đặt VPS bằng LarVPS xong, bạn hãy vào đây để tạo Snapshots để lưu lại toàn bộ VPS, khi cần phục hồi bạn chỉ cần khôi phục lại file Snapshots này là xong.

huong-dan-mua-VPS-Vultr (11)

#3. Hướng dẫn cài VPS Vultr bằng LarVPS

Giống hệt các bước cài đặt VPS bằng LarVPS mà mình đã hướng dẫn trước đó <click để xem hướng dẫn chi tiết nha các bạn> !

Vậy nên, trong bài viết này mình chỉ điểm qua các bước cần làm một chút thôi. Bài viết trước mình sử dụng phiên bản LarVPS 0.8xx, còn trong bài viết này mình chụp hình là phiên bản LarVPS 1.xx.

Sau khi trải nghiệm 2 phiên bản mình kết luận: Tất cả các phiên bản đều khá là giống nhau, không khác nhau là mấy về giao diện, chỉ có sắp xếp lại một chút về vị trí thôi. Vậy nên cách làm vẫn tương tư như vậy nha các bạn !

Đây là giao diện sau khi bạn login vào VPS:

cai-dat-vps-vultr (3)

Bước 6. Bạn chạy lệnh này để cài đặt LarVPS:

curl -sO https://larvps.com/scripts/larvps && bash larvps

cai-dat-vps-vultr (4)

Ở phiên bản LarVPS mới này sẽ có nhiều lựa chọn phiên bản hơn, mình sẽ trải nghiệm thử bản LarVPS 1.xx.

cai-dat-vps-vultr (5)

Cửa sổ tiếp theo xuất hiện, bạn nhập địa chỉ Email vào, Email này sẽ nhận các thông báo về chứng chỉ Let’s SSL (nếu sử dụng).

cai-dat-vps-vultr (6)

Bạn chờ đợi khoảng 10 -15 phút.

cai-dat-vps-vultr (7)

Sau khi quá trình cài đặt xong thì VPS sẽ tiến hành khởi động lại hệ thống, bạn tắt cửa sô này đi, đợi 1 lát Bitvise sẽ tự động Login lại cho bạn.

cai-dat-vps-vultr (8)

Bước 7. Sau khi Login lại thì bạn bấm chọn New termial console ở cửa sổ giao diện Bitvise để mở lại cửa sổ dòng lệnh.

cai-dat-vps-vultr (19)

Bạn sử dụng lệnh larvps để mở menu quản lý của LarVPS

cai-dat-vps-vultr (9)

Vâng, vẫn là các tùy chọn quen thuộc thôi, tương tự như phiên bản cũ.

cai-dat-vps-vultr (10)

Nếu bạn đã mua key bản quyền của LarVPS thì hãy vào menu số 25 (Quản lý Active Key) để kích hoạt bản quyền trước nhé.

cai-dat-vps-vultr (17)

Bước 8. Bây giờ chúng ta sẽ thực hiện những bước cơ bản nhất để trang web có thể chạy được.

8.1) Thêm domain vào VPS

Bạn vào menu số 1 (Quản lý Domain) => tiếp theo bạn chọn Thêm tên miền/Subdomain

cai-dat-vps-vultr (11)

Bạn nhập chính xác tên miền của các bạn vào.

Tronng phần Bạn có muốn cài đặt WordPress không? thì bạn chọn no nhé. Mình đang demo nên chọn yes cho nhanh.

cai-dat-vps-vultr (12)

Bạn chọn phiên bản PHP, mình sẽ chọn phiên bản mới nhất 8.1

cai-dat-vps-vultr (13)

Sau khi tạo xong thì LarVPS sẽ tạo sẵn cho bạn thông tin về Database (bao gồm DB_Name, DB_UsernameDB_Password).

Bạn có thể sử dụng thông tin này luôn, vì khác với các phiên bản trước, phiên bản LarVPS 1.xx này tạo tên bảo mật hơn, không dễ đoán như các phiên bản trước.

cai-dat-vps-vultr (14)

8.2) Tạo Database

Như mình đã nói ở trên, nếu là web mới thì bạn có thể sử dụng luôn thông tin về Database mà LarVPS tạo sẵn cho bạn ở bước trên.

Tuy nhiên, nếu bạn đã có sẵn Database rồi, tức là bạn chuyển website từ Hosting/VPS khác về Vultr thì bạn hãy vào menu số 5 (Quản lý Database) để tạo nhé.

cai-dat-vps-vultr (15)

8.3) Trỏ domain về VPS của Vultr – click để xem hướng dẫn (bạn có thể sử dụng 1 trong 2 cách trỏ là dùng IP hoặc Nameserver):

  • IP: Chính là IP đăng nhập vào VPS.
  • Nameserver của Vultr:
    • ns1.vultr.com
    • ns2.vultr.com

8.4) Cài đặt SSL cho web

Yêu cầu bắt buộc là phải trỏ domain về VPS rồi nhé.

Bạn sử dụng menu số 2 (Quản lý SSL) để :

cai-dat-vps-vultr (16)

Và bạn cũng nên vào menu số 3 (Quản lý SSH/SFTP) để đổi Port đăng nhập cho VPS ha. Mặc định Port đăng nhập là 22, bạn hãy đổi thành 4 số kiểu, 1234, 6789, xxxx….

cai-dat-vps-vultr (18)

Và đọc tiếp bài viết này để hoàn thiện nốt việc upload code web lên VPS nhé !

Như mình đã nói, đây là những bước cần phải làm để website bắt đầu chạy, ngoài ra, bạn cũng nên tự tìm hiểu thêm các tính năng khác để làm chủ hoàn toàn VPS và sử dụng thêm nhiều tính năng hữu ích có trong LarVPS.

#4. Lời Kết

Vâng, như vậy là mình đã hướng dẫn rất chi tiết cho bạn cách mua VPS Vultrcài đặt VPS Vultr bằng LarVPS để chạy website WordPress rồi nhé. Mình tin là qua bài viết này bạn đã biết cách vận hành một trang web trên VPS rồi.

Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công !

Kiên Nguyễn – https://cachtao.blog

5/5 - (đã có 1 đánh giá)

Give a Comment