Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về từng Tab, từng chức năng có trong giao diện quản trị của web/blog làm bằng mã nguồn WordPress nhé.

Lúc đầu nhìn vào thì chóng mặt vậy thôi chứ ngâm cứu khoảng 2 tiếng là bạn sẽ thấy nó quá bình thường thôi à, thật 😀

Hiển thị

Bạn có để ý không, khi bấm vào vị trí đặt con trỏ chuột ở hình bên dưới là bạn sẽ chuyển đổi qua lại giữa giao diện web và giao diện quản trị.

giao-dien-tong-quan-cua-mot-trang-web

Còn đây là giao diện quản trị web mà chúng ta đang tìm hiểu.

giao-dien-tong-quan-cua-mot-trang-web-1

#1. Dashboard (Bảng tin)

Chúng ta sẽ bỏ qua Tab này vì đây chỉ là Tab hiển thị thông tin.

#2. Posts (Bài viết)

Đây là Tab rất quan trọng và cũng là tab dùng nhiều nhất trong xuyên suốt quá trình làm web và phát triển web. Tại đây bạn có thể:

  1. All Post: Xem lại danh sách toàn bộ các bài viết hiện có trên trang web.
  2. Add New: Tạo mới một bài viết.
  3. Categories: Tạo danh mục mới, quản lý danh mục hiện có (thêm, sửa, xóa…)
  4. Tags: Tạo Tag (thẻ) mới, quản lý danh mục hiện có (thêm, sửa, xóa…)

CategoriesTags cùng là để nhóm các bài viết có liên quan với nhau, cùng chủ đề với nhau. Nhưng điểm khác nhau giữ CategoriesTags là:

+) Category nghĩa là một nhóm bao quát chứa các bài viết trong web/ blog.

Nó giống như những cái cặp giấy và các tờ giấy là những bài viết được chứa ở trong đó. Category có thể được phân cấp, tức là một Category có thể bao gồm nhiều Category nhỏ khác ở trong.

+) Tags nghĩa là một phép phân loại đặc biệt của bài viết để mô tả cụ thể các chủ đề liên quan. Nếu ta xem Category là cặp sách, bài viết là giấy thì Tag cũng được xem là những cái kẹp giấy để kẹp một số bài viết có liên quan lại với nhau.

Click để xem hướng dẫn chi tiết !

Hiển thị

+) Khi nhấn vào All Posts thì toàn bộ các bài viết sẽ được liệt kê ra ở đây.

tab-posts-trong-wordpress (1)

+) Khi bấm vào Add New, bạn đã có thể bắt đầu viết được bài rồi. Tuy nhiên, mình sẽ hướng dẫn cách viết một bài viết hoàn chỉnh sau.

tab-posts-trong-wordpress (2)

+) Tạo Category/Danh mục cho web/blog.

Nhưng trước tiên, nếu theme của bạn đang có sẵn những Category mẫu thì bạn hãy xóa hết đi trước ha. Tích chọn tất cả v=> rồi chọn Delete => nhấn Apply để xóa.

tab-posts-trong-wordpress (4)

Bạn phải lên kế hoạch trước, có thể phác thảo ra giấy xem website của bạn cần những chuyên mục chính nào, bạn có thể tham khảo một số web/blog cùng chủ để để đặt tên chuyên mục cho ý nghĩa và chuyên nghiệp.

Ví dụ như blog này thì mình sẽ tạo một Chuyên mục/Category có tên là WORDPRESS.

  • Trong phần Name bạn đặt là WORDPRESS
  • Slug: Đường dẫn tĩnh, bạn có thể sửa lại cho ngắn gọn, còn không mặc định nó sẽ tự tạo slug giống với tên Category mà bạn đã đặt.
  • Desription: Viết một đoạn để mô tả cho chuyên mục.

=> Sau cùng bạn nhấn vào nút Add New Category là xong.

tab-posts-trong-wordpress (5)

tab-posts-trong-wordpress (3)

Tương tự như vậy, mình sẽ tạo tiếp các Category khác. Ví dụ như là CÁCH TẠO BLOGCÀI ĐẶT BLOG. Bạn cũng làm hoàn toàn tương tự như các bước hướng dẫn ở trên thôi.

tab-posts-trong-wordpress (6)

Nhưng bây giờ mình muốn category Cài đặt Blog này là danh mục con của category CÁCH TẠO BLOG mà mình đã tạo khi nãy thì phải làm thế nào?

Đơn giản thôi !

Trong phần Parent Category bạn chọn danh mục mẹ là CÁCH TẠO BLOG

tab-posts-trong-wordpress (7)

Tiếp tục, bây giờ mình tạo thêm nhiều danh mục con khác cho danh mục CÁCH TẠO BLOG như hình bên dưới.

tab-posts-trong-wordpress (8)

Khi thêm vào Menu thì nó sẽ hiển thị kiểu như thế này <cách tạo menu thì xem hướng dẫn phần bên dưới>.

tab-posts-trong-wordpress (9)

+) Thêm thẻ Tags cho web/blog.

Thông thường thì ít khi chúng ta tạo thẻ tags trước, vì trong quá trình viết bài chúng ta sẽ tạo thẻ tags luôn. Nhưng nếu muốn thì bạn có thể tạo, giống với cách tạo Category vậy.

Thường thì mình chỉ vào đây khi cần Edit một thẻ Tags nào đó hoặc xóa một thẻ tag nào đó mà thôi !

tab-posts-trong-wordpress (10)

Thẻ Tag thường nằm phía cuối bài viết.

tab-posts-trong-wordpress (11)

#3. Media (Thư Viện)

Tab này cũng ít dùng, bạn có thể vào đây để xem nó là gì 🙂

#4. Pages (Trang)

Hoàn toàn tương tự như Posts, bạn có thể vào đây là quản lý các Pages hiện có, hoặc tạo mới một Page.

Như mình có nói trong bài viết thiết lập đường link tĩnh cho trang web rồi, bạn có thể vào đây để tạo trang Giới thiệu, Liên hệ, Chính sách…. cho web/blog của bạn.

Hiển thị

tao-pages-trong-wordpress

#5. Comments (Phản hồi)

Bạn có thể vào đây để trả lời bình luận, xóa bình luận, phê duyệt bình luận….

Cụ thể hơn thì:

Hiển thị
  • All: Tất cả comment hiện có.
  • Pending: Các bình luận đang chờ bạn xét duyệt.
  • Approved: Các bình luận đã được chấp nhận. Những bình luận đang ở trạng thái Pending thì bạn có thể bấm Approved để chấp nhận bình luận đó.
  • Spam: Các bình luận đã bị đánh dấu spam.
  • Trash: Đây là thùng rác.

Ngoài ra, khi bạn trỏ chuột vào 1 bình luận nào đó bạn sẽ thấy 1 menu hiện lên gồm các lựa chọn: Chấp nhậnTrả lờiSửa nhanhChỉnh sửaSpamXóa tạm.

quan-ly-binh-luan-trang-web-wordpress

#6. Appearance (Giao diện)

Tab này liên quan rất nhiều đến giao diện và bố cục hiển thị của website, cụ thể thì:

  1. Themes: Tại đây bạn có thể cài đặt themes mới, kích hoạt các themes đã cài…. Mình đã có hướng dẫn chi tiết trong bài viết cách cài theme cho web / blog WordPress rồi.
  2. Customize: Tùy chỉnh giao diện themes.
  3. Widgets: Widgets thường là các nội dung nằm ở phần Sidebar (cột bên phải trang web), hoặc dưới Footer…
  4. Menus: Là nơi tạo Menu, quản lý Menu của trang web…
  5. Theme Editor: Chỉnh sửa theme trực tiếp, bạn còn nhớ ở bài viết cách cài đặt WordPress trên VPS không, mình đã cung cấp một đoạn code để cấm chỉnh sửa theme, chính là cấm sử dụng tính năng này đó 🙂

Cụ thể thì như sau:

Hiển thị

+) Khi bấm vào tab Themes bạn sẽ thấy giao diện như hình bên dưới.

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (1)

+) Khi bấm vào Customize, bạn cứ bấm vào từng tùy chọn để khám phá nhé.

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (2)

+) Widgets thường nằm ở Sidebar bên phải hoặc dưới phần Footer…

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (3)

Bạn có thể dễ dàng thay đổi Widgets, mỗi theme sẽ được trang bị sẵn những Widgets khác nhau, những Widget này là điểm nhấn và là sự độc đáo của mỗi theme..

Primary Widget Area là khu vực Widget chính, hiển thị ở phần Sidebar, còn Footer Widget Area là những Widget nằm dưới phần Footer của trang web.

Nếu bạn thấy những Widget hiện tại không phù hợp thì bạn có thể xóa đỡ đi cho đỡ vướng mắt….

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (4)

… và thêm Widget khác vào.

Đơn giản thôi, bạn nhấn vào mũi tên bên cạnh của Widget

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (5)

Rồi chọn Add Widget là xong.

Hoặc một cách khác là bạn nhấn giữ chuột vào Widget cần thêm => sau đó kéo thả vào phần Primary Widget Area hoặc Footer Widget Area, tùy theo nhu cầu sử dụng của bạn.

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (6)

Để sắp xếp lại thứ tự hiển thị các Widget thì bạn có thể sử dụng chuột để kéo thả (lên hoặc xuống) giữa các Widget với nhau nhé.

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (7)

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (8)

Kết quả đây !

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (9)

+) Còn đây là tính năng Theme Editor, bạn có thể chỉnh sửa code trực tiếp trên giao diện quản lý web.

huong-dan-thiet-lap-website-wordpress (10)

Cách tạo Menu cho trang web:

Hiển thị

Tùy từng theme mà sẽ có Menu khác nhau, nhiều theme có 2 Menu. Ví dụ như theme Sahifa của blogchiasekienthuc.com chẳng hạn, menu bên trên cùng được gọi là Top Menu, còn Menu chính bên dưới gọi là Primary Menu.

Lại có nhiều theme chỉ có 1 menu là Primary Menu, ví dụ như theme hiện tại của cachtao.blog đang dùng, chỉ có đúng 1 menu chính mà thôi.

cach-tao-menu-cho-web (3)

Okay, trở lại với phần tạo Menu…

Thông thường chúng ta chỉ thêm Categories vào Menu mà thôi, một số ít khác thì có thể thêm link tùy chỉnh (Custom Links) hoặc Pages (thêm trang Giới thiệu, Liên hệ vào Top Menu chẳng hạn…)

Để tạo một Menu mới thì bạn click vào create a new menu để tạo một menu mới.

cach-tao-menu-cho-web (1)

Trong phần Menu Name bạn có thể đặt là Menu chính..

Rồi tích chọn loại menu, tức là bạn đang tạo menu cho Top Menu hay là Primary Menu (Menu chính). Cái này cũng tùy từng theme mà nó sẽ hiển thị khác nhau nha các bạn.

=> Sau đó chọn Create Menu.

cach-tao-menu-cho-web (2)

Okay, bây giờ bạn hãy thêm các danh mục bạn muốn vào Menu, có thể thêm hết hoặc là thêm những Danh mục cần thiết thôi. Bạn nhấn chọn Categories

cach-tao-menu-cho-web (4)

Tích chọn các Danh mục mà bạn muốn đưa vào Menu => rồi bấm vào Add to Menu.

Như mình đã chú thích trong ảnh, bạn có thể di chuyển một Danh mục đến bất kỳ vị trí nào trong Menu mà không cần theo thứ tự nào cả,  miễn sao bạn thấy nó hợp lý là được.

Ví dụ, hiện tại Danh mục Cài đặt Blog đang nằm trong danh mục CÁCH TẠO BLOG, nếu thích thì mình có thể kéo Danh mục Cài đặt Blog xuống danh mục WORDPRESS cũng được (nếu thấy hợp lý).

cach-tao-menu-cho-web (5)

Thêm Custom Links vào Menu cũng vô cùng dễ, bạn chỉ cần copy đường link bất kỳ vào khung URL, khung Link Text bạn đặt tên => rồi bấm Add to Menu để thêm vào Menu là xong.

Nếu bạn đang thắc mắc là danh mục hình bên dưới khác với hình trên thì để mình nói luôn. Hình dưới là Menu hiện tại của trang web cachtao.blog, còn hình bên trên chắc chụp từ tầm này năm ngoái 🙂

cach-tao-menu-cho-web (12)

Để xóa hoặc chỉnh sửa một Danh mục trong Menu thì bạn nhấn vào Danh mục đó => rồi xóa, chỉnh sửa, thay đổi gì tùy ý.

cach-tao-menu-cho-web (11)

Ở tab Manage Locations là nơi bạn có thể thiết lập chức năng của từng Menu. Mỗi theme sẽ có những lựa chọn khác nhau nhau bạn, không phải theme nào cũng hiển thị chức năng như hình bên dưới.

Ví dụ như hình bên dưới, mình có thể sử dụng chung một menu là (Menu Chính) cho cả 2 giao diện: Máy tính (Primary) và Mobile (điện thoại).

Nhưng nếu thích thì mình có thể tạo ra thêm một menu khác với tên Menu Moblie để hiển thị cho riêng thiết bị Mobile thôi.

Có nghĩa là khi truy cập vào máy tính sẽ là một menu, mà khi truy cập vào điện thoại sẽ là 1 menu khác, 2 menu có cách sắp xếp và có những danh mục hoàn toàn khác nhau.

Nói như vậy có nghĩa là bạn có thể tạo ra nhiều menu khác nhau, 1 menu là Menu Chính, 1 menu tên là Menu TOP, 1 menu tên là Menu Mobile….

cach-tao-menu-cho-web (1)

Okay, giải thích như vậy chắc các bạn đã hình dung ra rồi đúng không, nếu còn vướng mắc hay lấn cấn chỗ nào thì comment bên dưới nhé 🙂

#7. Plugins 

Đây là tab cài đặt Plugin, quản lý danh sách các Plugin đã cài, cập nhật Plugin…. Đây cũng là một tab rất hay dùng nha các bạn.

Hiển thị

cai-dat-plugin-cho-website (1)

Những Plugin hiển thị trước mắt bạn là những Plugin thông dụng và được nhiều website sử dụng. Bạn có thể tìm hiểu về chức năng của các plugin này trên Google để xem có phù hợp với nhu cầu của bạn không.

Hoặc nếu bạn biết chính xác tên plugin cần cài thì có thể tìm kiếm nhanh trong khung tìm kiếm để cài.

cai-dat-plugin-cho-website (2)

Ví dụ ở đây mình đang muốn cài đặt plugin shortcodes unltimate chẳng hạn…

cai-dat-plugin-cho-website (4)

Sau khi cài đặt xong Plugin thì bạn sẽ thấy Plugin vừa cài trong danh sách Plugin, bạn nhấn vào Settings để vào phần cài đặt/thiết lập.

Một số Plugin sau khi cài đặt xong sẽ tự động thêm một Menu vào tab bên phải, một số khác thì nằm trong tab Settings hoặc Appearance….

cai-dat-plugin-cho-website (5)

Để vô hiệu hóa một Plugin thì bạn chọn Deactivate Plugin đó đi là được.

cai-dat-plugin-cho-website (3)

Ngoài ra, bạn có thể chỉnh sửa code của Plugin trực tiếp trên giao diện quản trị web mà không cần vào hosting hoặc VPS.

cai-dat-plugin-cho-website (6)

#8. User (Thành viên)

Trong tab User sẽ có các tùy chọn sau:

  • All User: Là tất cả những tài khoản User hiện có, nếu như bạn chưa tạo thêm thì thường nó sẽ chỉ có 1 tài khoản duy nhất (với quyền cao nhất là Administrator).
  • Add New: Thêm tài khoản User mới, cái này bạn chưa cần quan tâm nếu như là web/ blog cá nhân, chỉ một mình bạn viết bài. Còn sau này, nếu bạn muốn tuyển cộng tác viên, hoặc muốn có thêm tác giả, hoặc có thêm người duyệt bài… thì có thể tạo thêm User và phân quyền cho họ.
  • Profile: Quản lý tài khoản của User hiện tại, bạn có thể thay đổi tên tác giả, đổi mật khẩu đăng nhập vào web, thay đổi ngôn ngữ cho giao diện web, thay đổi màu sắc cho các tab menu quản trị, thay đổi Email liên hệ, cập nhật avatar và khung tác giả, liên kết tài khoản mạng xã hội…

Cụ thể hơn thì như sau:

Hiển thị

+) Chúng ta sẽ đến với phần Profile trước.

Nếu bạn muốn thay đổi màu sắc cho khung quản trị thì bạn tích chọn bảng màu trong phần Admin Color Scheme.

cach phan quyen user cho trang web 2

Display name publicly as: Tại đây bạn có thể chọn tên để hiển thị trong phần khung tác giả của các bài viết. Bạn có thể đổi tên trong phần Nickname (required) sang một tên khác mà bạn muốn.

cach phan quyen user cho trang web 3

Nhìn vào hình ví dụ bên dưới các bạn sẽ hình dung ra..

cach phan quyen user cho trang web 4

Còn đây là khung tác giả trong các bài viết, KIÊN NGUYỄN BLOG chính là tên trong phần Nickname (required).

cach phan quyen user cho trang web 5

Tiếp tục, chúng ta sẽ di chuyển xuống phần About Yourself. Nhập nội dung trong khung tác giả vào phần Biographical Info.

Ngoài ra thì tại đây bạn có thể cập nhật Avartar (khung tác giả) và đặt lại mật khẩu truy cập vào trang web nếu bạn muốn.

cach phan quyen user cho trang web 6

Trong phần Social Networking bạn có thể liên kết với các tài khoản mạng xã hội mà bạn đang sử dụng => cuối cùng bấm Update Profile để cập nhật.

cach phan quyen user cho trang web 7

+) Nếu như bạn muốn tạo thêm tài khoản User thì bạn bấm vào nút Add New.

cach phan quyen user cho trang web 1

Lúc này sẽ xuất hiện giao diện như hình bên dưới, bạn cũng tạo một tài khoản như bình thường thôi, nhưng đáng chú ý là phần Role (đây là tính năng phân quyền cho User). Có nghĩa là User mới được tạo ra sẽ có quyền hành gì?

  • Subscriber (Thành viên đăng ký): Chỉ có thể quản lý thông tin cá nhân và chỉ được phép đọc các bài viết được chia sẻ.
  • Contributor (Cộng tác viên): Có quyền sửa, xóa bài viết của họ. Nhưng không có quyền đăng bài lên web mà chỉ có thể gửi cho người có quyền cao hơn để xét duyệt.
  • Author (Tác giả): Có quyền đăng bài, sửa bài, xóa bài viết của họ trên web.
  • Editor (Biên tập viên): Có quyền đăng bài viết, sửa bài viết, xóa bài viết và các chuyên mục. Không những thế loại User này còn có quyền quản lý các bài viết của người khác.
  • Administrator (Quản lý): Có toàn quyền quản lý các chức năng có trong web WordPress. Đây là loại user có quyền cao nhất !

cach phan quyen user cho trang web 1

Bên dưới là chi tiết các quyền hạn của các loại tài khoản User.

quyen-han-User-Role-Trong-Wordpress-min

#9. Tools (Công cụ)

Chức năng của tab này là để backup dữ liệu và phục hồi dữ liệu web. Trên thực tế mình không dùng tab này, vì khi sử dụng Hosting hoặc VPS thì chúng ta sẽ có những giải pháp sao lưu/ phục hồi web tiện lợi hơn, an toàn hơn.

Những tính năng trong đây chỉ phù hợp với những web đang trong giai đoạn đầu phát triển, dữ liệu chưa có nhiều thì bạn có thể áp dụng được.

  • Import: Nhập dữ liệu vào (khôi phục file backup)
  • Export: Trích xuất dữ liệu web (tạo file backup)
  • Site Health: Tình trạng trang web.
  • Export Personal Data: Trích xuất dữ liệu cá nhân.
  • Erase Personal Data: Xóa dữ liệu cá nhân.

Cụ thể hơn thì như sau:

Hiển thị

Để tự động trích xuất dữ liệu cá nhân và gửi qua Email thì bạn hãy nhấn vào Export Personal Data => nhập địa chỉ Email mà bạn muốn gửi qua => rồi chọn Send Request để gửi.

giao-dien-quan-tri-cua-wordpress (1)

Bạn có thể tải trực tiếp file đó hoặc vào Email để tải.

giao-dien-quan-tri-cua-wordpress (2)

Để trích xuất toàn bộ nội dung trang web thì bạn vào tab Export => sau đó tích chọn All content => sau đó nhấn vào nút Download Export File để tải về.

giao-dien-quan-tri-cua-wordpress (3)

Để phục hồi lại file backup khi cần thiết thì bạn chọn tab Import => chọn đến phần WordPress và làm theo hướng dẫn là xong.

giao-dien-quan-tri-cua-wordpress (4)

#10. Settings (Cài đặt)

Trong phần cài đặt chứa rất nhiều các thiết lập quan trọng, mình sẽ nói sơ qua về tính năng, sau đó sẽ có phần hướng dẫn cụ thể ở bên dưới.

  1. General (Tổng quan): Đặt tiêu đề cho trang web, slogan/ tagline cho web, thay đổi Email chính, thay đổi ngôn ngữ hiển thị cho website, cài đặt múi giờ cho website, chọn kiểu hiển thị cho ngày tháng năm..
  2. Writing (Viết): Đáng chú ý nhất trong mục này là phần Ping service (Update Services), giúp bài viết được lập chỉ mục nhanh hơn.
  3. Reading (Đọc): Các thiết lập trong này sẽ tác động tới bố cục hiển thị bài viết trên trang chủ của website.
  4. Discussion (Thảo luận): Đây là phần thiết lập bình luận trong WordPress, ví dụ như phân trang comment, cho phép bình luận hiển thị luôn hay chờ bạn phê duyệt, tạo bộ lọc các từ cấm khi comment,….
  5. Media (Phương tiện): Các thiết lập liên quan đến hình ảnh khi upload lên web.
  6. Permalink (Đường dẫn tĩnh): Phần này rất quan trọng nên mình đã có một bài hướng dẫn riêng rồi, chi tiết bạn xem trong bài viết cách thiết lập dường dẫn tĩnh cho trang web nhé.

Cụ thể thì như sau:

Hiển thị

1) General (Tổng quan)

  • Site Title (Tiêu đề trang): Tiêu đề này sẽ hiển thị mặc định trên trang web. Nếu chưa có Logo, tiêu đề này sẽ thay vị trí Logo luôn.
  • Tagline (Khẩu hiệu): Đây là slogan của website, là kim chỉ nam của website bạn. nó hiển thị ngay sau tiêu đề web/blog.
  • WordPress Address (URL): Tên miền của web. URL này sẽ tác động đến đường dẫn của bài viết và trang. Thường thì chúng ta sẽ không phải chỉnh sửa gì cả.
  • Site Address (URL): Địa chỉ trang chủ của bạn. Nếu bạn cài đặt web trong 1 thư mục nào đó mà không phải thư mục gốc thì bạn có thể đặt lại đường dẫn tại đây. Thông thường thì địa chỉ này sẽ giống với địa chỉ WordPress ở trên.
  • Administrator Email Address: Địa chỉ Email chính, Email này sẽ nhận được các thông báo quan trọng về web.
  • Membership (Thành viên): Nếu bạn cho phép độc giả đăng ký thành viên thì tích vào mục Anyone can register (Ai cũng có thể đăng ký). Khi đó mọi người có thể đăng ký thành viên tại đường dẫn: domain.com/wp-login.php?action=register
  • New User Default Role (Vai trò của thành viên mới): Những người đăng ký sẽ đóng vai trò gì? Thường là Subscriber nha các bạn.
  • Site Language (Ngôn ngữ của trang): Lựa chọn ngôn ngữ website.

NOTE:
Mới tìm hiểu thì bạn có thể để ngôn ngữ là Tiếng Việt cho dễ hiểu 🙂

  • Timezone (Múi giờ): Việt Nam bạn chọn là UTC +7 nhé.
  • Date Format: Lựa chọn định dạng hiển thị ngày giờ trên web.
  • Time Format: Lựa chọn định dạng hiển thị kiểu đồng hồ 12h hoặc 24h
  • Week Starts On (Tuần bắt đầu vào): Chọn ngày mà bạn muốn đặt làm ngày bắt đầu của tuần.

hoc-cach-su-dung-wordpress (1)

2) Writing (Viết)

  • Default Post Category (Chuyên mục mặc định): Đây là chuyên mục mặc định sẽ được chọn cho bài viết nếu chẳng may bạn quên không phân loại vào chuyên mục phù hợp.
  • Default Post Format (Định dạng bài viết mặc định): Là định dạng mặc định khi tạo bài viết mới.
  • Post via email: Đây là tính năng đăng bài qua email. Mình chưa dùng đến tính năng này bao giờ 🙂
  • Update Services (Dịch vụ cập nhật): Hay còn gọi là Ping list, giải thích ngắn gọn là giúp bài viết index nhanh hơn. Mặc định Ping list này khá ít, bạn hãy tải Ping list mới này về để thay thế nhé (xóa hết Ping List cũ đi, vì đã có trong Ping list mới rồi).

hoc-cach-su-dung-wordpress (2)

3) Reading (Đọc)

  • Your homepage displays (Trang chủ hiển thị): Tùy từng theme mà bạn lựa chọn cho phù hợp, có các lưa chọn là Your latest posts (Bài viết mới nhất của bạn) và A static page (Trang tĩnh)
  • Blog pages show at most (Hiển thị nhiều nhất): Chọn số lượng bài viết hiển thị ngoài trang chủ.
  • Syndication feeds show the most recent (Dòng thông tin cho bài viết mới): Chọn số lượng post hiển thị trong RSS Feed của web.
  • For each post in a feed, include (Bài trong dòng thông tin, hiện): Bạn nên để là Summary để hiển thị nội dụng dạng rút gọn cho post trong RSS.
  • Search engine visibility (Tương tác với công cụ tìm kiếm): Mục này rất quan trọng, chỉ tích vào mục này khi web/ blog chưa hoàn thiện, khi tích vào thì nó sẽ ngăn chặn các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục. Nhớ bỏ tích mục này khi bạn muốn đưa trang web lên Google tìm kiếm nhé !

hoc-cach-su-dung-wordpress (1)

4) Discussion (Thảo luận)

Bạn có thể nhấn chuột phải để chọn Google Dịch, hoặc chuyển site về ngôn ngữ Tiếng Việt để hiểu nghĩa nhé. Cũng không có gì khó hiểu cả !

hoc cach su dung wordpress 2

Nếu bạn kỹ hơn thì có thể tạo bộ lọc để chặn những comment có từ ngữ nhạy cảm. Mình thì không sử dụng bộ lọc này !

hoc-cach-su-dung-wordpress (3)

Kéo xuống dưới phần Avatars, bạn tích chọn chọn kiểu hiển thị…

hoc-cach-su-dung-wordpress (4)

5) Media (Phương tiện)

Bạn thiết lập như hình bên dưới, thay đổi thành số 0 hết, mục đích là để WordPress không tự động cắt thêm các ảnh nhỏ khi upload ảnh.

Vì mặc định, khi bạn upload một bức ảnh lên Hosting/ VPS thì sẽ có rất nhiều hình ảnh nhỏ phát sinh (tùy từng theme), điều này gây tốn dung lượng lưu trữ và không được tối ưu.

Nhớ tích vào mục Organize my uploads into month- and year-based folders để WordPress tự động tạo ra các thư mục chứa ảnh theo năm, tháng mà bạn upload ảnh lên.

hoc-cach-su-dung-wordpress (5)

6) Permalink (Đường dẫn tĩnh)

Xem chi tiết trong bài viết này nha các bạn: Thiết lập cấu trúc link cho web/ blog (rất quan trọng nhất)

hoc-cach-su-dung-wordpress (6)

+ 7) Privacy

Sau khi tạo xong trang chính sách bảo mật, bạn vào đây để chọn trang chính sách bảo mật đó => rồi chọn Use This Page để sử dụng. Bước này làm cũng được mà không làm cũng được nha các bạn 🙂

hoc-cach-su-dung-wordpress (7)

Vâng, cuối cùng thì cũng xong 🙂

Mình đã ẩn hết các phần hướng dẫn chi tiết cho đỡ loạn mắt, bạn xem lần lượt từng phần là sẽ hiểu được cách quản trị một web/blog làm bằng mã nguồn WordPress thôi.

Nếu có bất kỳ khúc mắc gì thì hãy comment phía bên dưới bài viết này, mình sẽ hỗ trợ sớm nhất có thể. Chúc các bạn sớm làm chủ được web/ blog của mình nhé 😀

Kiên Nguyễn: https://cachtao.blog/

5/5 - (đã có 1 đánh giá)

Give a Comment